Mách bạn cách cúng giao thừa trong nhà chính xác

Cúng giao thừa là nghi lễ không thể thiếu đối với mỗi gia đình trong thời khắc đầu tiên của năm mới. Lễ cúng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhưng không phải ai cũng nắm rõ hết nghi thức, cách chuẩn bị cho lễ cúng này. Dưới đây là toàn bộ những lưu ý về lễ cúng giao thừa trong nhà mà bạn nên tham khảo.

1. Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa trong nhà

Lễ cúng giao thừa trong nhà hay còn gọi là lễ cúng Thổ Công rất quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán. Bởi sau nghi lễ này ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa mà không phải ai cũng biết.

Lễ cúng giao thừa là lễ dâng hương với ý nghĩa “tống cựu nghinh tân”, diễn ra vào thời khắc chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới. Nghi thức này chính là thể hiện sự tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần năm mới. Đồng thời cầu mong các vị thần linh phù hộ cho một năm mới đủ đầy, thái bình, hạnh phúc.

Hơn cả việc cầu mong các vị thần tiên phù hộ, đây còn là dịp để con cháu rước ông bà tổ tiên về chơi Tết, cùng gia đình sum họp, vui vầy đông đủ trong thời khắc đón chào năm mới.

Ngoài cúng giao thừa trong nhà, người Việt cũng cúng giao thừa ngoài trời.

2. Lễ cúng giao thừa trong nhà cần những gì

Lễ cúng giao thừa gồm 2 lễ, đó là lễ cúng trong nhà và lễ cúng ngoài trời. Mỗi lễ cúng sẽ co mâm cỗ riêng nhưng chung quy thì các đồ cần chuẩn bị đều tương tự nhau.

Mâm cỗ thường bao gồm: 1 con gà trống tơ luộc( có những nơi dùng thủ lợn), 1 chiếc bánh chưng, đèn hoặc nến, vàng mã, trầu cau, hoa tươi, rượu, trà. Tất cả những đồ cúng này cần được chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp chỉn chu trên mâm trước giờ giao thừa.

Ngoài ra, tùy theo vùng miền mà mâm cỗ cúng giao thừa cũng có một số khác biệt. Miền Bắc thường rất đầy đủ các món mặn, trong đó gà luộc là không thể thiếu. Còn mâm cỗ cúng miền Nam thường đơn giản hơn, có thể là mâm ngũ quả, lư hương, hoa cúc vạn thọ, hai cây nến, 1 quả dừa tươi chặt sẵn và vàng hương.

cúng giao thừa trong nhà (3)

3. Cách chuẩn bị lễ cúng giao thừa trong nhà

Các bạn chuẩn bị những đồ cúng như trên, sau đó bày biện đầy đủ ra mâm trước khi giao thừa. Khi lễ cúng giao thừa ngoài trời đã xong, ta tiến hành lễ cúng giao thừa trong nhà.

Theo tục lệ từ xa xưa, khoảng từ 23 giờ 10 phút đến 0 giờ 40 phút là quãng thời gian hợp lý để làm lễ cúng giao thừa. Trong đó có cả thời gian 1 giờ của năm trước và 1 giờ của năm sau.

Đây là thời khắc thiêng liêng khi trời đất giao hòa, âm dương gặp gỡ, vạn vật sẽ bừng lên sức sống căng tràn, tươi mới. Mọi gia đình sẽ cố gắng sắp xếp và chuẩn bị mọi thứ thật cẩn thận để có mâm cúng giao thừa chỉn chu và đúng thời điểm.

Theo phong tục Việt Nam, gia đình sẽ cúng ngoài trời trước để tế lễ đoàn sứ Phán Quan, sau đó mới cúng trong nhà để dâng hương lên bàn thờ tổ tiên, đón ông bà về sum họp.

4. Ai nên đọc khấn văn giao thừa

Theo tục lệ xa xưa, gia chủ nên là người đọc văn khấn giao thừa. Bởi gia chủ là đại diện cho gia đình, lễ cúng này cầu mong hưng thịnh, may mắn, sức khỏe cho tất cả thành viên và thay mặt mọi người mời ông bà tổ tiên về sum vầy với con cháu.

Người đứng làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, không nên làm chuyện chăn gối trước đó 2 ngày, không nên ăn các món tứ linh, cá chép, thịt chó, thịt mèo, tránh phạm phải ngũ phương long mạch linh thần.

cúng giao thừa trong nhà (2)

5. Cách cúng giao thừa trong nhà

Mỗi nhà thường có một bàn thờ ngoài trời với lư hương và bộ chén trà. Lễ bày biện ở trên bàn thờ này bao gồm những đồ sau:

Một đĩa ngũ quả( thường là Mãng Cầu, Đu Đủ, Dừa, Xoài, Sung), một đĩa trầu cau, một dĩa muối gạo, 5 chén trà, 1 bình hoa cúng, đèn dầu, vàng mã, bánh mứt các loại….Nếu bạn là Phật tử có thể cúng giao thừa bằng mâm cỗ chay.

Vào đúng thời điểm giao thừa, gia chủ phải thắp đèn, nến, tiếp theo rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án. Bạn có thể viét văn khấn vào giấy để đọc.

Khi đã xong lễ cúng ngoài trời thì bạn bắt đầu làm lễ cúng giao thừa trong nhà. Bạn chuẩn bị mâm cỗ gồm các món được chế biến sạch sẽ, cẩn thận, bày biện chỉn chu. Mâm cúng giao thừa trong nhà sẽ được chia thành hai phần là cỗ mặn và cỗ chay( ngọt).

Tùy mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị các món cúng khác nhau. Bạn có thể tham khảo hai mâm cỗ dưới đây:

+ Cỗ mặn: Bánh chưng, xôi gấc, thịt gà, giò – chả, xôi đậu xanh và một số món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.

+ Cỗ ngọt( chay): Hương, hoa tươi, đèn nến, mứt Tết, bánh kẹo, rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Lễ cúng giao thừa vô cùng quan trọng trước thời khắc chuyển giao năm mới thiêng liêng. Vì vậy, mọi thứ cần được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn các nghi lễ cúng giao thừa trong nhà. Chúc bạn đọc và gia đình một năm mới bình an, nhiều may mắn.