Triết lý Âm Dương Ngũ Hành trong đời sống văn hóa của người Việt 

Từ xa xưa, con người đã biết cách nhìn nhận và biến những triết lý Âm Dương, Ngũ Hành thành những điều gần gũi, quen thuộc. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về triết lý Âm Dương Ngũ Hành trong đời sống văn hóa của người Việt nhé.

triết lý âm dương ngũ hành trong đời sống văn hóa của người việt

Triết lý Âm Dương Ngũ Hành trong đời sống văn hóa của người Việt là gì?

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là học thuyết lý giải những vấn đề liên quan đến tự nhiên, con người. là học thuyết quan trọng nhất trong phương Đông cổ đại.

Thuyết Âm Dương 

Thuyết Âm Dương là quan niệm triết học bắt nguồn từ Trung Quốc cổ xưa, dưới thời Hoàng Đế (2879 – 253 trước công nguyên), tức tương đương với thời 18 đời vua Hùng tại Việt Nam. Quan niệm này được phát triển và duy trì trong suốt thời gian vài nghìn năm trước đây. 

Hiện nay, triết học duy vật biện chứng cùng với nhiều trường phái triết học khác rất thịnh hành nhưng thuyết âm dương vẫn được nhiều học giả ứng dụng để nghiên cứu về dự đoán học. 

Qua việc thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, sự biến hoá liên tục theo quy luật của sự vật nhờ đó mà sớm được phát hiện. Trong đó lưỡng nghi là âm và dương; tứ tượng bao gồm thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương; bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài. Cơ cấu của sự biến hoá không ngừng nói trên vừa trái ngược nhau nhưng lại bổ trợ cho nhau trong chính sự đối lập. Nó ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. 

Người xưa đã đặt ra “thuyết Âm Dương” để biểu thị cụ thể về vấn đề này. Âm dương là thuộc tính của tất cả sự vật, của mọi hiện tượng trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Hai màu trắng và đen là dịch lý biểu hiện tượng của âm dương bằng lưỡng nghi. Nhất nguyên trong vũ trụ sinh ra lưỡng nghi, rồi từ đó phân chia thành các cấp tiếp theo là tứ tượng: nước, lửa, đất, khí. Qua thuyết âm dương, con người có thể thấy mọi sự biển thể sinh diệt, sống chết. Tất cả sự biến hóa này đều do sự vận động của hai khí âm và dương.

Thuyết Ngũ Hành 

Cho đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều về thời điểm ra đời của thuyết Ngũ Hành. Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng thuyết Ngũ Hành ra đời sau thuyết Âm Dương vào thời Trung Quốc cổ đại. Thuyết Ngũ Hành giúp con người hiểu thêm về sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng và hợp lý hơn so với quy luật sinh khắc vô thường.

Từ vài nghìn năm trước Công nguyên, thuyết Ngũ Hành đã được khởi xướng. Trong đó, bất kì một dạng thể nào của thế giới vật chất hay các thực thể sống đều được quy thuộc vào một trong Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nhờ điều này mà việc nắm bắt các thuộc tính của sự vật, hiện tượng được quy chuẩn và dễ dàng hơn.

triết lý âm dương ngũ hành trong đời sống văn hóa của người việt

Mỗi Hành trong Ngũ Hành lại mang các đặc điểm, hình thái khác nhau

  • Hành Thủy:  có đặc tính hàn lạnh, hướng xuống, thâm trầm, biểu hiện màu đen, sự uyển chuyển
  • Hành Hỏa: có đặc tính nóng, sung lực, bốc lên, thể hiện sắc đỏ, không hòa hoãn.
  • Hành Kim: có đặc tính sắc bén, thụ sát, thanh tĩnh, biểu hiện màu sắc trắng, nhu động
  • Hành Mộc: có đặc tính sinh sôi nảy nở, thẳng ngay, cong dài, biểu hiện sắc khí xanh, dịu êm
  • Hành Thổ: có tính nuôi dưỡng, che chở, hóa dục, biểu hiện sắc vàng nâu

Triết lý Âm Dương Ngũ Hành trong đời sống văn hóa của người Việt

Có thể nói, thuyết Âm dương, Ngũ hành từ khi hình thành và phát triển đến nay đã thấm sâu vào đời sống văn hóa của người Việt Nam. Điều này không chỉ được được thể hiện khá sâu sắc trong lối nhận thức, đánh giá của tư duy logic, mà còn cả trong cả đời sống sinh hoạt của các cộng đồng dân cư cũng như trong đời sống tinh thần và phương thức giao tiếp của nhân dân ta. 

Việt Nam là nước có nền văn hóa không chỉ phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn rất tiên tiến. Vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển, nó chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa phương Đông và phương Tây, tiếp thu những nét đẹp của các nền văn hóa đó. Trong đó, nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ là hai nền văn hóa có tác tác động nhiều nhất tới văn hóa Việt Nam. 

triết lý âm dương ngũ hành trong đời sống văn hóa của người việt

Người phương Đông với có lối tư duy tổng hợp, khái quát mang tính chất biện chứng, thể hiện rõ nhất qua những dấu ấn sâu đậm về nhận thức trong cả vũ trụ quan và nhân sinh quan. 

Người Việt đã tiếp nhận thuyết Âm dương Ngũ hành khá đầy đủ trên cả hai phương diện là nhận thức và hiệu ứng thực tiễn của nó trong đời sống tinh thần. Người Việt đã kế thừa và ứng dụng nó một cách linh hoạt, có chọn lọc để phù hợp với điều kiện sống, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc trưng của dân tộc mình.

Triết lý Âm Dương Ngũ Hành trong đời sống văn hóa của người Việt được biểu hiện ở nhiều phương diện.

Người Việt Nam có tính cách ưa hài hòa, nắm rất vững quy luật “trong âm có dương, trong dương có âm”

Ngoài ra, người Việt cũng có triết lý sống quân bình qua việc tiếp nhận quy luật “âm dương chuyển hóa”.

Cũng chính triết lý quân bình âm dương đã tạo ra một lối sống chừng mực và linh hoạt ở người Việt. 

Ngoài ra trong lễ hội, hôn nhân, tang ma…, người Việt cũng ứng dụng rất nhiều triết lý Âm Dương Ngũ Hành. 

Có thể nói, triết lý Âm Dương Ngũ Hành trong đời sống văn hóa của người Việt là một dấu ấn nổi bật, biểu hiện ở nhiều góc độ, giúp tôn vinh giá trị truyền thống nhưng vẫn thể hiện vẻ đẹp hiện đại trong mỗi gia đình.