Tìm hiểu về thủ tục tách thửa đất cho con

Thủ tục tách thửa đất cho con là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có nhu cầu chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất. Đương nhiên việc này không thể tự ý chuyển đổi mà cần có hồ sơ, quy trình theo đúng quy định của luật pháp. Tất cả những thông tin cần thiết phục vụ cho việc tách thửa sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi để nắm rõ hơn nhé. 

thủ tục tách thửa đất cho con

Tách thửa là gì?

Theo quy định, tách thửa đất chính là phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đang đứng tên và chịu trách nhiệm sang một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa đất phải được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật quy định. 

Thủ tục tách thửa đất cho con cần đáp ứng điều kiện gì?

Trước khi tiến hành tách thửa, bạn nên chú ý về điều kiện của nó để chuẩn bị đầy đủ nhất, tránh trường hợp trong quá trình tách đất lại có những sự cố phát sinh. 

Người sử dụng đất phải yêu cầu lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tách thửa và đáp ứng được các điều kiện sau: 

  • Diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu phải đảm bảo đúng theo quy định 
  • Đảm bảo tính hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
  • Đất dùng để tách thửa không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất của mảnh đất sắp tách thửa  không bị kê biên
  • Đất sắp tách thửa vẫn còn trong thời hạn sử dụng

thủ tục tách thửa đất cho con

Lưu ý:

  • Diện tích tối thiểu được phép tách thửa bao gồm diện tích đất mới hình thành sau khi tách  và thửa đất còn lại không được nhỏ hơn. Diện tích tối thiểu được tách thửa ở 63 tỉnh thành cũng khác nhau nên các bạn lưu ý để nắm rõ số liệu. 
  • Được phép tách thửa nếu thửa đất tạo thành có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu.
  • Theo quy định của UBND các tỉnh, thành thì tại một số địa phương, chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận sẽ được tiến hành tách thửa mà không cần có Giấy chứng nhận

Hồ sơ thủ tục tách thửa đất cho con 

Vì sao cần chuẩn bị hồ sơ tách thửa 

  • Việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tách thửa sẽ giúp quá trình tách thửa đất diễn ra thuận lợi hơn, tiết kiệm công sức và thời gian và tránh những thiếu sót phải bổ sung.
  • Hồ sơ xin tách thửa chỉ được tiếp nhận nếu trong đó đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu về thủ tục tách thửa.
  • Nếu không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tách thửa, hồ sơ xin tách thửa sẽ bị trả lại vì không đủ điều kiện và không thể tiến hành tách thửa. 

thủ tục tách thửa đất cho con

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ ngay từ đầu sẽ đảm bảo sự minh bạch của chủ sở hữu cũng như  không gặp bất cứ sự nghi ngờ nào từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây chính là yếu tố tiên quyết để tránh những rủi ro về mặt pháp lý trong quá trình tách đất. Đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong việc thực hiện hồ sơ tách thửa.

Hồ sơ tách thửa gồm những gì?

  • Đơn yêu cầu thủ tục tách thửa: Đơn yêu cầu thực hiện thủ tục tách thửa là mẫu đơn số 11/ĐK được ban hành cùng thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường.
  • Bản gốc sổ đỏ: Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn ít nhất 01 bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thuận tiện hơn trong quá trình tách thửa
  • Hợp đồng chuyển nhượng đất đai: Bản hợp đồng chuyển nhượng đất đai chỉ áp dụng nếu phần đất tách thửa phục vụ cho mục đích sang tên, chuyển nhượng.

Bên chuyển nhượng và bên yêu cầu tách thửa đều cần liên hệ phòng công chứng để làm hồ sơ và chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất đai. Sau đó, người nộp hồ sơ phải tiến hành thực hiện các nghĩa vụ với mảnh đất( kê khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ,…)

thủ tục tách thửa đất cho con

Thủ tục tách thửa đất cho con 

Bước 1: Nộp hồ sơ tách thửa( có 2 cách)

Nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất được tách thửa 

  • Theo cách này, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện). Nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì có thể nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa đối với nơi đã thành lập bộ phận một cửa 

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp nhanh chóng chuẩn bị những giấy tờ cần bổ sung trong thời gian tối đa 03 ngày.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong đó bao gồm ngày hẹn trả kết quả).

Bước 3: Tiến hành giải quyết yêu cầu tách thửa 

thủ tục tách thửa đất cho con

Trường hợp tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất; do tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký đất đai phải thực hiện các công việc bao gồm:

  • Đo đạc địa chính để tiến hành chia tách thửa đất theo yêu cầu. Đồng thời chuyển bản trích đo thửa đất mới tách và văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để ký kết hợp đồng.
  • Tiến hành  thủ tục đăng ký biến động đối với phần diện tích chuyển quyền và xác nhận những thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình lên cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất.
  • Chỉnh sửa, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4. Trả kết quả

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết, kết quả phải trả cho người sử dụng đất. 

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm rõ thủ tục tách thửa đất cho con hoặc tách thửa để chuyển nhượng, mua bán…Chúc các bạn có sự chuẩn bị tốt để mọi việc diễn ra suôn sẻ.