Tìm hiểu về thủ tục tách thửa đất cho con

Thủ tục tách thửa đất cho con là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có nhu cầu chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất. Đương nhiên việc này không thể tự ý chuyển đổi mà cần có hồ sơ, quy trình theo đúng quy định của luật pháp. Tất cả những thông tin cần thiết phục vụ cho việc tách thửa sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi để nắm rõ hơn nhé. 

thủ tục tách thửa đất cho con

Tách thửa là gì?

Theo quy định, tách thửa đất chính là phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đang đứng tên và chịu trách nhiệm sang một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa đất phải được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật quy định. 

Thủ tục tách thửa đất cho con cần đáp ứng điều kiện gì?

Trước khi tiến hành tách thửa, bạn nên chú ý về điều kiện của nó để chuẩn bị đầy đủ nhất, tránh trường hợp trong quá trình tách đất lại có những sự cố phát sinh. 

Người sử dụng đất phải yêu cầu lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tách thửa và đáp ứng được các điều kiện sau: 

  • Diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu phải đảm bảo đúng theo quy định 
  • Đảm bảo tính hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
  • Đất dùng để tách thửa không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất của mảnh đất sắp tách thửa  không bị kê biên
  • Đất sắp tách thửa vẫn còn trong thời hạn sử dụng

thủ tục tách thửa đất cho con

Lưu ý:

  • Diện tích tối thiểu được phép tách thửa bao gồm diện tích đất mới hình thành sau khi tách  và thửa đất còn lại không được nhỏ hơn. Diện tích tối thiểu được tách thửa ở 63 tỉnh thành cũng khác nhau nên các bạn lưu ý để nắm rõ số liệu. 
  • Được phép tách thửa nếu thửa đất tạo thành có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu.
  • Theo quy định của UBND các tỉnh, thành thì tại một số địa phương, chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận sẽ được tiến hành tách thửa mà không cần có Giấy chứng nhận

Hồ sơ thủ tục tách thửa đất cho con 

Vì sao cần chuẩn bị hồ sơ tách thửa 

  • Việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tách thửa sẽ giúp quá trình tách thửa đất diễn ra thuận lợi hơn, tiết kiệm công sức và thời gian và tránh những thiếu sót phải bổ sung.
  • Hồ sơ xin tách thửa chỉ được tiếp nhận nếu trong đó đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu về thủ tục tách thửa.
  • Nếu không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tách thửa, hồ sơ xin tách thửa sẽ bị trả lại vì không đủ điều kiện và không thể tiến hành tách thửa. 

thủ tục tách thửa đất cho con

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ ngay từ đầu sẽ đảm bảo sự minh bạch của chủ sở hữu cũng như  không gặp bất cứ sự nghi ngờ nào từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây chính là yếu tố tiên quyết để tránh những rủi ro về mặt pháp lý trong quá trình tách đất. Đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong việc thực hiện hồ sơ tách thửa.

Hồ sơ tách thửa gồm những gì?

  • Đơn yêu cầu thủ tục tách thửa: Đơn yêu cầu thực hiện thủ tục tách thửa là mẫu đơn số 11/ĐK được ban hành cùng thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường.
  • Bản gốc sổ đỏ: Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn ít nhất 01 bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thuận tiện hơn trong quá trình tách thửa
  • Hợp đồng chuyển nhượng đất đai: Bản hợp đồng chuyển nhượng đất đai chỉ áp dụng nếu phần đất tách thửa phục vụ cho mục đích sang tên, chuyển nhượng.

Bên chuyển nhượng và bên yêu cầu tách thửa đều cần liên hệ phòng công chứng để làm hồ sơ và chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất đai. Sau đó, người nộp hồ sơ phải tiến hành thực hiện các nghĩa vụ với mảnh đất( kê khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ,…)

thủ tục tách thửa đất cho con

Thủ tục tách thửa đất cho con 

Bước 1: Nộp hồ sơ tách thửa( có 2 cách)

Nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất được tách thửa 

  • Theo cách này, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện). Nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì có thể nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa đối với nơi đã thành lập bộ phận một cửa 

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp nhanh chóng chuẩn bị những giấy tờ cần bổ sung trong thời gian tối đa 03 ngày.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong đó bao gồm ngày hẹn trả kết quả).

Bước 3: Tiến hành giải quyết yêu cầu tách thửa 

thủ tục tách thửa đất cho con

Trường hợp tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất; do tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký đất đai phải thực hiện các công việc bao gồm:

  • Đo đạc địa chính để tiến hành chia tách thửa đất theo yêu cầu. Đồng thời chuyển bản trích đo thửa đất mới tách và văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để ký kết hợp đồng.
  • Tiến hành  thủ tục đăng ký biến động đối với phần diện tích chuyển quyền và xác nhận những thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình lên cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất.
  • Chỉnh sửa, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4. Trả kết quả

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết, kết quả phải trả cho người sử dụng đất. 

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm rõ thủ tục tách thửa đất cho con hoặc tách thửa để chuyển nhượng, mua bán…Chúc các bạn có sự chuẩn bị tốt để mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Giải đáp: “Mua nhà giấy tờ tay có làm được sổ hồng?”

Hiện nay, hình thức mua nhà giấy tờ tay vẫn được không ít người đồng ý chấp thuận tuy có nhiều rủi ro. Vậy câu hỏi đặt ra là những vấn đề liên quan khi mua nhà giấy tờ tay hay mua nhà giấy tờ tay có làm được sổ hồng không… Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhé. 

Mua nhà giấy tờ tay là gì?

Giấy tờ tay là gì? 

Đây là cách gọi ngắn gọn của giấy tờ viết bằng tay, khi hai bên mua bán nhưng không lập hợp đồng mà tự viết, tự cam kết và ký nhận với nhau. 

Mua nhà giấy tờ tay là gì?

Mua nhà giấy tờ tay được hiểu là hình thức giao dịch do hai bên bán và bên mua tự trao đổi mà không có sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vì vậy, giấy tờ mua nhà theo hình thức này chỉ trên danh nghĩa đồng ý giữa hai bên chứ không có hiệu lực pháp lý. 

Những vấn đề khi mua nhà giấy tờ tay 

mua nhà giấy tờ tay có làm được sổ hồng

Hợp đồng mua nhà bằng giấy tờ tay không có tính pháp lý 

Trong điểm a Khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai năm 2013 có quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau: “hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp góp vốn bằng quyền sử dụng đất , quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b.”

Chính vì vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực. Nếu hai bên chỉ ký kết bằng giấy tờ tay thì sẽ không được pháp luật công nhận và quyền lợi của hai bên, đặc biệt là bên mua sẽ có nhiều rủi ro và không được pháp luật bảo vệ. 

Khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc nhà đất

Khi nhà đất không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, thiếu giấy tờ pháp lý, đặc biệt là sổ hồng, sổ đỏ, người mua rất khó có thể chứng thực được nguồn gốc của nó. Người bán thường chèo khéo, dụ dỗ người mua ké kết bằng giấy tờ tay và hứa hẹn sẽ bổ sung sau khi thanh toán. Có nhiều trường hợp người mua bị mất cả chì lẫn chài khi nhận phải căn nhà có tranh chấp, có quyết định thu hồi hoặc bị giải tỏa. 

Rất khó để bán lại

Theo lý thuyết vẫn có trường hợp ngoại lệ về việc Pháp luật công nhận giấy tờ tay do hai bên ký kết nhưng vẫn phải có quyết định của Tòa án công nhận việc chuyển nhượng, tặng cho. Tuy nhiên việc này rất mất thời gian và thủ tục phức tạp. Ngoại trừ trường hợp trên, Pháp luật đều không công nhận việc sang tên sổ đỏ nếu chỉ có giấy tờ ký tay. 

Vì vậy, khi bạn muốn bán lại chắc chắn sẽ gặp rào cản về mặt pháp lý, chưa kể người mua cũng không tin tưởng vì bạn không có giấy tờ chứng thực. 

Có thể bị bên bán lật lọng

mua nhà giấy tờ tay có làm được sổ hồng 

Nhiều trường hợp cả tin ký kết hợp đồng tay, chuyển tiền cho bên bán nhưng bên bán lại đổi ý không bán nữa hoặc bán cho người khác trả giá cao hơn. Kể cả khi bên bán có hoàn lại tiền thì người mua cũng chịu thiệt về tiền vốn trong thời gian dài. 

Không đủ điều kiện thế chấp cho ngân hàng để vay vốn

Thủ tục cần có để thế chấp nhà đất, vay vốn ngân hàng là chứng minh nguồn gốc, quyền sở hữu và các giấy tờ pháp lý liên quan. Trong khi việc mua nhà giấy tờ tay lại không được cung cấp đầy đủ các giấy tờ thiết yếu đó nên không đủ điều kiện để thực hiện vay vốn ngân hàng. 

Mua nhà giấy tờ tay có làm được sổ hồng?

Sổ hồng là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc “mua nhà giấy tờ tay có được làm sổ hồng?”, chúng ta cần hiểu sổ hồng là gì? Trong các quy định của Pháp luật về đất đai, nhà ở đều không có thuật ngữ “sổ hồng”. Sổ hồng là cách gọi của hai bên mua bán dựa theo màu sắc để chỉ giấy chứng nhận về nhà đất. 

Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà đất và các tài sản khác liên quan. 

Sổ hồng hay sổ đỏ đều có giá trị pháp lý như nhau nên việc sở hữu nó là vô cùng quan trọng. .

mua nhà giấy tờ tay có làm được sổ hồng

Mua nhà giấy tờ tay có làm được sổ hồng không? 

Phần nhà đất mau bán bằng giấy tờ tay có thể được cấp sổ hồng nếu như quyền sở hữu đất đã thuộc hoàn toàn của bên mua và có công chứng chứng thực. 

Ngược lại, nếu vẫn chưa được nhượng quyền sử dụng đất thì bên mua không thể can thiệp vào bất cứ vấn đề gì liên quan đến nhà đất, đương nhiên bao gồm cả việc sẽ không được xin cấp sổ hồng.

Lưu ý khi mua nhà đất giấy tờ tay

Từ những rủi ro và khó khăn sau này khi mua nhà ký kết giấy tờ tay, có thể thấy việc thực hiện các giao dịch này là điều liều lĩnh, không được khuyến khích và rất bất lợi cho bên mua. Tuy nhiên, khi bất khả kháng phải mua nhà thông qua hình thức này thì người mua cần quan tâm tới những lưu ý sau để hạn chế các rủi ro:

  • Cần đề nghị bên bán cung cấp tất cả các loại giấy tờ liên quan đến nhà đất và giữ lại bản sao công chứng để luôn có cơ sở đối chứng khi gặp các tranh chấp sau này. 
  • Kiểm tra kỹ càng lai lịch, giấy tờ tùy thân của bên bán.
  • Không nên tin những lời nói miệng, hứa suông của người bán. Để đảm bảo chắc chắn hơn, bạn có thể yêu cầu sự xác nhận hợp đồng của cả vợ và chồng nếu bên bán đã lập gia đình. 
  • Trong quá trình giao dịch, ký kết hợp đồng, thanh toán và giao nhận nhà đất, nên mời ít nhất 2 người làm chứng. 
  • Hợp đồng giấy tay cũng phải yêu cầu có các điều khoản chi tiết, rõ ràng, minh bạch, xác định quyền lợi cũng như trách nhiệm ràng buộc và nghĩa vụ của hai bên. 

Trên đây là những kinh nghiệm khi mua nhà bằng giấy tờ viết tay để các bạn tham khảo trong trường hợp bất đắc dĩ phải ký kết theo loại hợp đồng này. Các vấn đề về rủi ro cũng như việc mua nhà giấy tờ tay có làm được sổ hồng không… đều được giải đáp cụ thể trong bài viết. Hy vọng bạn sẽ có những lựa chọn sáng suốt và an toàn!