Tìm hiểu về thủ tục tách thửa đất cho con

Thủ tục tách thửa đất cho con là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có nhu cầu chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất. Đương nhiên việc này không thể tự ý chuyển đổi mà cần có hồ sơ, quy trình theo đúng quy định của luật pháp. Tất cả những thông tin cần thiết phục vụ cho việc tách thửa sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi để nắm rõ hơn nhé. 

thủ tục tách thửa đất cho con

Tách thửa là gì?

Theo quy định, tách thửa đất chính là phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đang đứng tên và chịu trách nhiệm sang một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa đất phải được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật quy định. 

Thủ tục tách thửa đất cho con cần đáp ứng điều kiện gì?

Trước khi tiến hành tách thửa, bạn nên chú ý về điều kiện của nó để chuẩn bị đầy đủ nhất, tránh trường hợp trong quá trình tách đất lại có những sự cố phát sinh. 

Người sử dụng đất phải yêu cầu lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tách thửa và đáp ứng được các điều kiện sau: 

  • Diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu phải đảm bảo đúng theo quy định 
  • Đảm bảo tính hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
  • Đất dùng để tách thửa không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất của mảnh đất sắp tách thửa  không bị kê biên
  • Đất sắp tách thửa vẫn còn trong thời hạn sử dụng

thủ tục tách thửa đất cho con

Lưu ý:

  • Diện tích tối thiểu được phép tách thửa bao gồm diện tích đất mới hình thành sau khi tách  và thửa đất còn lại không được nhỏ hơn. Diện tích tối thiểu được tách thửa ở 63 tỉnh thành cũng khác nhau nên các bạn lưu ý để nắm rõ số liệu. 
  • Được phép tách thửa nếu thửa đất tạo thành có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu.
  • Theo quy định của UBND các tỉnh, thành thì tại một số địa phương, chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận sẽ được tiến hành tách thửa mà không cần có Giấy chứng nhận

Hồ sơ thủ tục tách thửa đất cho con 

Vì sao cần chuẩn bị hồ sơ tách thửa 

  • Việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tách thửa sẽ giúp quá trình tách thửa đất diễn ra thuận lợi hơn, tiết kiệm công sức và thời gian và tránh những thiếu sót phải bổ sung.
  • Hồ sơ xin tách thửa chỉ được tiếp nhận nếu trong đó đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu về thủ tục tách thửa.
  • Nếu không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tách thửa, hồ sơ xin tách thửa sẽ bị trả lại vì không đủ điều kiện và không thể tiến hành tách thửa. 

thủ tục tách thửa đất cho con

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ ngay từ đầu sẽ đảm bảo sự minh bạch của chủ sở hữu cũng như  không gặp bất cứ sự nghi ngờ nào từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây chính là yếu tố tiên quyết để tránh những rủi ro về mặt pháp lý trong quá trình tách đất. Đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong việc thực hiện hồ sơ tách thửa.

Hồ sơ tách thửa gồm những gì?

  • Đơn yêu cầu thủ tục tách thửa: Đơn yêu cầu thực hiện thủ tục tách thửa là mẫu đơn số 11/ĐK được ban hành cùng thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường.
  • Bản gốc sổ đỏ: Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn ít nhất 01 bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thuận tiện hơn trong quá trình tách thửa
  • Hợp đồng chuyển nhượng đất đai: Bản hợp đồng chuyển nhượng đất đai chỉ áp dụng nếu phần đất tách thửa phục vụ cho mục đích sang tên, chuyển nhượng.

Bên chuyển nhượng và bên yêu cầu tách thửa đều cần liên hệ phòng công chứng để làm hồ sơ và chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất đai. Sau đó, người nộp hồ sơ phải tiến hành thực hiện các nghĩa vụ với mảnh đất( kê khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ,…)

thủ tục tách thửa đất cho con

Thủ tục tách thửa đất cho con 

Bước 1: Nộp hồ sơ tách thửa( có 2 cách)

Nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất được tách thửa 

  • Theo cách này, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện). Nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì có thể nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa đối với nơi đã thành lập bộ phận một cửa 

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp nhanh chóng chuẩn bị những giấy tờ cần bổ sung trong thời gian tối đa 03 ngày.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong đó bao gồm ngày hẹn trả kết quả).

Bước 3: Tiến hành giải quyết yêu cầu tách thửa 

thủ tục tách thửa đất cho con

Trường hợp tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất; do tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký đất đai phải thực hiện các công việc bao gồm:

  • Đo đạc địa chính để tiến hành chia tách thửa đất theo yêu cầu. Đồng thời chuyển bản trích đo thửa đất mới tách và văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để ký kết hợp đồng.
  • Tiến hành  thủ tục đăng ký biến động đối với phần diện tích chuyển quyền và xác nhận những thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình lên cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất.
  • Chỉnh sửa, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4. Trả kết quả

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết, kết quả phải trả cho người sử dụng đất. 

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm rõ thủ tục tách thửa đất cho con hoặc tách thửa để chuyển nhượng, mua bán…Chúc các bạn có sự chuẩn bị tốt để mọi việc diễn ra suôn sẻ.

OBU là gì? Một số điều cần lưu ý về tài khoản OBU

OBU là gì? Chắc chắn cái tên này còn khá mới lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, những ai đang theo học ngành Tài chính ngân hàng hay có ý định đi sâu hơn về chuyên ngành này thì nên tìm hiểu về OBU để có thêm kiến thức bổ ích nha. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc cơ bản về thuật ngữ này. 

OBU là gì?

Tên tiếng Anh: Offshore Banking Unit 

Tên tiếng Việt: Đơn vị Ngân hàng ở nước ngoài

Định nghĩa: Offshore Banking Unit là đơn vị ngân hàng nước ngoài, viết tắt là OBU. Đây là một chi nhánh ngân hàng giao dịch hải ngoại, nằm tại một trung tâm tài chính quốc tế hoặc một đặc khu kinh tế( như tại Ấn Độ) 

Các đơn vị OBU thực hiện cho vay trong thị trường tiền tệ châu Âu khi chúng chấp nhận tiền gửi từ ngân hàng và các đơn vị ngân hàng tại các nước khác. 

Chính phủ và chính quyền tiền tệ địa phương không giới hạn hoạt động của OBU, tuy nhiên OBU không được phép nhận tiền gửi hoặc cho vay đối với dân cư trong quốc gia mà OBU đặt vị trí. 

Tới đây bạn đã hiểu OBU là gì chưa nhỉ?

Lịch sử phát triển của OBU 

OBU là gì

  • Từ những năm 1970, số lượng OBU đã nhanh chóng tăng lên trên toàn thế giới, đặc biệt tại châu Âu, Trung Đông và các nước Caribe.
  • Nơi đầu tiên mà OBU được phép hoạt động là thị trường đồng Euro
  • Nhận thấy việc tiếp nhận OBU giúp các quốc gia có cơ hội trở thành trung tâm tài chính tốt hơn, các nước như Singapore, Hồng Kong, Ấn Độ ngay sau đó cũng cho phép OBU hoạt động. 
  • Năm 1990, Úc mới bắt đầu tham gia nhưng đã thiết lập nhiều điều luật để hỗ trợ hoạt động của OBU tại đây. 

Hoạt động của OBU là gì?

OBU có thể là chi nhánh của một ngân hàng, hoặc có thể là một cơ sở được thành lập độc lập.

  • Trong trường hợp OBU là chi nhánh của ngân hàng lớn thì mọi hoạt động của nó nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của công ty mẹ. 
  • Trong trường hợp OBU là cơ sở độc lập thì có thể lấy tên của công ty mẹ nhưng mọi hoạt động và quản lý tài chính đều riêng biệt. 

OBU là gì

OBU đôi khi có thể giúp nhà thầu miễn thuế và các gói cứu trợ khác trong hoạt động kinh doanh như cho vay nước ngoài. Chính vì vậy một số nhà đầu tư thường cân nhắc chuyển tiền vào OBU để tránh thuế hoặc giữ quyền riêng tư. 

OBU thường không bị hạn chế về tiền tệ, tạo điều kiện cho việc thực hiện thanh toán hoặc các khoản cho vay bằng nhiều loại tiền tệ, cung cấp các tùy chọn thương mại quốc tế linh hoạt. Vì vậy, các nhà đầu tư có thể được nhận lãi suất ưu đãi hơn khi đi vay thông qua OBU. 

Một số câu hỏi thường gặp về tài khoản OBU 

Sau khi hiểu được OBU là gì, thắc mắc tiếp theo chắc hẳn sẽ liên quan đến tài khoản OBU. Vậy tài khoản OBU là gì? Câu trả lời nằm trong phần giải thích dưới đây nhé. 

Tài khoản OBU là gì? 

Tài khoản OBU trong tiếng anh là Offshore Banking Account hay còn gọi là tài khoản ngân hàng nước ngoài. 

Đây là tài khoản ngân hàng được mở tại quốc gia mà chủ tài khoản không cư trú và không sở hữu công ty tại quốc gia đó. 

OBU là gì

Trên thực tế, về mặt dịch vụ, tài khoản OBU không có sự khác biệt với tài khoản nội địa. Tuy nhiên, bạn sẽ mất nhiều thời gian, chi phí cũng như phải hoàn thành những thủ tục phức tạp hơn để mở tài khoản ngân hàng nước ngoài. 

Tài khoản OBU cũng sẽ đem lại những lợi ích đáng kể để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đều mong muốn sở hữu: 

  • Đa dạng hóa việc đầu tư tại nước ngoài 
  • Tối thiểu rủi ro về mặt tài chính chính trị 
  • Hạn chế tình trạng đánh thuế tài khoản cá nhân tại quốc gia thiết lập tài khoản đối với người nước ngoài. 

Tài khoản OBU có hợp pháp không? 

Hiện nay vẫn có những lo ngại của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức về tính pháp lý của tài khoản này.  Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm đây là tài khoản ngân hàng hoàn toàn hợp pháp.

Việc mở tài khoản ngân hàng nước ngoài sẽ không bị quy kết là trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế với quốc gia đang cư trú mà được hiểu là hành động giúp chủ tài khoản hạn chế rủi ro chính tại quốc gia sở tại và nhận được nhiều ưu đãi về thuế.

Nên mở tài khoản ngân hàng nước ngoài tại đâu? 

OBU là gì

Singapore là một trong những quốc gia được nhiều cá nhân, doanh nghiệp tin tưởng để mở tài khoản OBU bởi những ưu điểm sau đây: 

Hạn chế rủi ro chính trị tài chính

Rủi ro của khoản tiền gửi có thể đến từ bất ổn thị trường hoặc chính sách của Chính phủ nhằm giải quyết khủng hoảng kinh tế. Ví dụ như Tây Ban Nha đánh thuế tiền gửi, Ba Lan, Hungary, Bồ Đào Nha, Argentina quốc hữu hóa tài khoản hưu trí của người dân, đảo Ireland và Cryprus kiểm soát vốn… Những rủi ro này đều không có ở Singapore

Hệ thống ngân hàng hiện đại, uy tín

Một số vấn đề không hay đối với các khoản tiền gửi đã xảy ra tại các ngân hàng thiếu uy tín. Vì vậy số lượng tài khoản OBU tại Singapore ngày càng tăng do hệ thống ngân hàng đảm bảo chất lượng và uy tín. 

Bảo vệ tài sản

SIngapore có pháp lý ổn định, mức nợ thấp, Chính phủ minh bạch, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển giúp việc bảo vệ tài sản của các chủ tài khoản được đảm bảo hơn.

Đa dạng hóa tiền tệ và giao dịch quốc tế nhanh chóng 

Bài viết trên đây đã trình bày cho các vấn đề như OBU là gì, tài khoản OBU hay các quốc gia uy tín để mở tài khoản… Hy vọng bạn đã thu nạp thêm được nhiều điều bổ ích trong bài chia sẻ này.

Hợp đồng BOO là gì? Cần lưu ý những gì về hợp đồng BOO?

BOO là một hình thức đầu tư không còn quá mới lạ đối với các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam. Hợp đồng BOO là gì và bạn đã biết những điều đầy đủ, chính xác nhất về BOO chưa? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Hợp đồng BOO là gì?

BOO là viết tắt của 3 từ tiếng Anh: Build – Own – Operate, nghĩa là xây dựng – sở hữu – kinh doanh. 

Hợp đồng BOO là gì? Hợp đồng BOO là hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp dự án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xây dựng, phát triển các dự án hay công trình hạ tầng. 

Hợp đồng BOO được ký kết trên đa dạng các lĩnh vực xây dựng: xây dựng đường sá( bao gồm đường bộ, đường hàng không, đường cao tốc, cầu vượt), cầu cống, xây dựng tòa nhà, bệnh viện, trường học… để sử dụng với mục đích công. 

Trong một khoảng thời gian nhất định, những dự án xây dựng đó sẽ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đầu tư. Lúc này, doanh nghiệp sẽ có quyền sử dụng công trình xây dựng đó vào mục đích của mình theo quy định của Pháp luật. 

hợp đồng BOO

Ví dụ một doanh nghiệp đầu tư vốn vào dự án xây đường cao tốc thì trong một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp đó được thu phí trên đoạn đường đã xây dựng. 

Vì hợp đồng BOO khá giống với hình thức tư nhân hóa hoàn toàn nên tại Việt Nam và một số quốc gia khác đã áp dụng quy định trao quyền thực hiện dự án BOO cho cơ quan đại diện nhà nước ký kết, nhằm hạn chế khả năng tư hữu vĩnh viễn của các doanh nghiệp thực hiện dự án công – tư này. 

Ví dụ, khi một hợp đồng BOO được ký kết tại Philippines, trước tiên Ủy ban hợp tác đầu tư ICC thuộc Cơ quan phát triển và Kinh Tế Quốc Dân NEDA khuyến nghị, sau đó phải được Tổng thống ra quyết định chấp thuận cuối cùng.

Hợp đồng BOO được ký kết và sử dụng khi nào? 

Khi Thủ tướng chính phủ – người có quyền lực tối cao trong việc quyết định những chủ trương về suất đầu tư các dự án đầu tư liên quan đến xây dựng và những dự án kinh doanh mang tính trụ cột quốc gia ra quyết định chấp thuận thì hợp đồng BOO chính thức được ký kết. 

Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ quan được phân công, cơ quan có chuyên môn về ngành nghề đầu tư là người trực tiếp cầm quyền quản lý các dự án đầu tư theo hình thức công – tư này. Đồng thời, các cơ quan nắm quyền trên đây cũng chính là người đại diện, người có thẩm quyền ký kết các hợp đồng xây dựng sau khi Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt. 

Những cơ quan này có thể ủy quyền ký kết cho các cơ quan nhỏ hơn trực thuỗ để đại diện ký kết và thi hành các nhiệm vụ trong hợp đồng BOO, tùy theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, điều kiện quản lý. 

Quá trình tiến hành một hợp đồng BOO

Trước khi phê duyệt hợp đồng BOO, nhà nước sẽ dựa trên các tiêu chí sau đây để quyết định có ký kết đầu tư với doanh nghiệp hay không 

hợp đồng BOO

Chọn lọc các doanh nghiệp

Nếu việc triển khai dự án BOO nhằm mục đích công thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thiết lập những tiêu chí sơ tuyển nhằm đảm bảo chắc chắn doanh nghiệp sẽ thực hiện được và thực hiện tốt sau khi ký kết hợp đồng. 

Nhà nước sẽ chọn lọc những doanh nghiệp có hồ sơ năng lực tốt và có tình hình tài chính tốt để thiết kế, xây dựng, đầu tư vốn và vận hành các dự án có chỉ tiêu yêu cầu đầu ra dự kiến 

Xem xét các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ

Nếu mục đích của dự án là cung cấp dịch vụ cho cộng đồng thì trong hợp đồng BOO sẽ có những quy định về đảm bảo các tiêu chuẩn xây dựng, dịch vụ khi được đưa vào sử dụng 

Bên tư vấn kỹ thuật của cơ quan Nhà nước thường sẽ đề xuất những tiêu chuẩn trên và soạn thảo rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng. Những nội dung này phải đảm bảo tính khách quan, định lượng được với các thủ tục và cơ chế đánh giá doanh nghiệp tuân thủ hay khôbg tuân thủ tiêu chuẩn. 

Nếu dự án chỉ mang tính thương mại thì sẽ không có quá nhiều những tiêu chuẩn này trong nội dung hợp đồng. 

Thanh toán hợp đồng BOO

Trường hợp doanh nghiệp dự án bán lại dịch vụ cho Chính phủ, hợp đồng BOO phải có quy định rõ ràng về các điều khoản của giao dịch và phương pháp điều chỉnh phí định kỳ theo lạm phát. 

Vấn đề toàn quyền và độc quyền

Về bản chất, việc nhượng quyền là việc cơ quan Nhà nước trao lại toàn quyền hay độc quyền cho doanh nghiệp dự án. Trong hợp đồng BOO sẽ có cam kết bên phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc Nhà nước không xây dựng những công trình bên cạnh mang tính cạnh tranh cao.

Nội dung của hợp đồng BOO 

Thông thường, một hợp đồng BOO sẽ bao gồm những nội dung chính dưới đây: 

  • Phần giới thiệu dự án 
  • Trao quyền thực hiện cho các doanh nghiệp dự án có trách nhiệm và nghĩa vụ làm theo các điều khoản của hợp đồng như thiết kế, xây dựng công trình, sở hữu và vận hành công trình….
  • Xây dựng công trình và vận hành dự án. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xét duyệt bản thiết kế của công trình. Sau khi được xét duyệt, bên doanh nghiệp có thể xây dựng và vận hành dự án 
  • Bảo hiểm: thường các doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình 
  • Quyền bán các sản phẩm từ dự án:  Các doanh nghiệp sau khi xây dựng và vận hành dự án có thể bán các sản phẩm từ dự án đó. 
  • Thay đổi về luật và các sự việc bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng: nếu có sự cố phát sinh thì doanh nghiệp sẽ được ưu đãi miễn thuế theo mô hình tài chính doanh nghiệp 
  • Thời hạn kết thúc hợp đồng: thời gian ký kết và trao đổi giữa hai bên lên đến 70 năm 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về hợp đồng BOO. Đương nhiên bạn nào muốn đi sâu vào loại hợp đồng này thì sẽ cần không ít thời gian để tìm hiểu thêm những vấn đề xoay quanh. Hy vọng bạn sẽ có cho mình những kiến thức hữu ích!