Gác đòn dông là gì? Những kiêng kỵ khi gác đòn dông mà bạn cần biết

Làm nhà là một việc đại sự trong đời người vì thế bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến việc này cũng được gia chủ cẩn thận và hết sức kỹ lưỡng. Một trong yếu tố chính được xem là ảnh hưởng lớn đến phong thủy của ngôi nhà chính là việc gác đòn tây. Vậy đòn dông là gì? Gác đòn dông là gì và những kiêng kỵ khi gác đòn dông cụ thể ra sao? Tất cả các khía cạnh này sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết sau đây.

kiêng kỵ khi gác đòn dông (1)

Đòn dông là gì? gác đòn dông là gì?

Đòn dông hay còn được dân gian gọi là đòn đông, là một thanh xà ngang được bắt ở đầu hàng và trở thành đỉnh cao nhất của nóc nhà. Theo quan điểm dân gian thì hướng nhà tốt nhất là hướng nam vì thế lúc này đòn dông sẽ được bắt ngang từ đông sang tây.

Ở nhiều nước phương Đông quan niệm hướng đông là hướng của mặt trời mọc và cũng là khởi điểm của một mùa xuân với những khởi đầu của vạn vật và cũng là hướng thuộc hành thổ vì đây là hướng mặt trời mọc. Vì thế khi lễ thượng lương ( lễ cất nóc) được thực hiện thì đầu đòn tây ở phía đông sẽ được bọc vải đỏ thể hiện cho hướng mặt trời mọc.

Chính vì những ý nghĩa quan trọng này mà lễ thượng lương hay còn gọi là lễ cất nóc cũng vô cùng quan trọng đối với việc làm nhà mới vì thế phải chọn ngày tốt để thực hiện.

Là vị trí cao nhất của ngôi nhà nên đòn dông được xem là là vị trí cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên, hạnh phúc và tài lộc, hưng thịnh của gia đình vì thế gia chủ phải hết sức chú ý khi tiến hành lễ cất nóc.

Những kiêng kỵ khi gác đòn dông cần biết

kiêng kỵ khi gác đòn dông (2)

Khi đã hiểu được ý nghĩa quan trọng của đòn dông thì gia chủ cần phải hết sức chú ý những điều kiêng kỵ khi gác đòn dông sau đây

Kiêng kỵ khi gác đòn dông phạm giờ xấu ngày xấu

Từ xa xưa, khi bắt đầu làm những việc đại sự thì gia chủ thường chọn những ngày tốt, giờ tốt để tránh gặp phải nhiều điều không may mắn và những việc xấu ngoài ý muốn.

Chính vì thế điều đầu tiên cần kiêng kỵ khi gác đòn dông chính là phạm vào các ngày giờ xấu như: ngày Thọ Tử hay Nguyệt Tân, ngày Nguyệt Tam Nương, ngày Dương Công Kỵ Nhật

  • Ngày Thọ tử được cho là mùng 5, 14, 23 tính theo âm lịch
  • Ngày Tam nương được cho là mùng 3, 7, 13, 18, 22 hay 27 theo âm lịch
  • Ngày Dương Công Kỵ Nhật tính theo âm lịch là 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, mùng 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11 và 19 tháng chạp.

Ngoài các ngày cụ thể này thì gia chủ cũng cần tránh các tháng thanh minh ( tháng 3), tháng cô hồn (tháng 7), tháng 2 theo âm lịch cũng là các tháng cần kiêng kỵ khi gác đòn dông vì các tháng này liên quan đến vong âm rất dễ khiến gia chủ gặp nhiều xui rủi khi thực hiện các việc đại sự.

Bất kỳ tháng nào cũng có ngày tốt ( ngày hoàng đạo) hay ngày xấu ( ngày hắc đạo) đan xen lẫn nhau vì thế gia chủ cần phải nhờ các thầy phong thủy để xem xét, tính toán và lựa chọn thời gian thật thích hợp.

Dựa vào bảng sau đây để có thể biết được ngày phạm cần kiêng kỵ khi gác đòn dông:

 

Tháng ( âm lịch) Ngày
Tháng giêng mùng 5, mùng 6, ngày 17, 18, 29, 30
Tháng 2 và tháng 3 mùng 4, mùng 5, ngày 16, 17, 28, 29
Tháng 4 mùng 2, mùng 3, ngày 14, 15, 26, 28
Tháng 5 và tháng 6 mùng 1, mùng 2, ngày 13, 14, 25, 26
Tháng 7 ngày 11, 12, 23 và 24
Tháng 8 và tháng 9 ngày 10, 11, 23 và 24
Tháng 10 mùng 8, mùng 9, ngày 20 và 21
Tháng 11 và tháng 12 mùng 7, mùng 8, ngày 19, 20

 

Phạm tuổi gia chủ là điều thứ hai cần kiêng kỵ khi gác đòn dông

Ngoài các ngày kiêng kỵ trên đây thì khi làm lễ cất nóc thì các thầy phong thủy sẽ xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng dựa vào tuổi của gia chủ.

Do đó khi tiến hành lễ cất nóc cần tránh các ngày xung khắc với bản mệnh của gia chủ vì sẽ hạn chế tối đa những rủi ro, không hay sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tiền tài của gia chủ cũng như các thành viên khác cùng sống trong gia đình.

Tránh đòn dông chĩa hướng sang các kiến trúc xung quanh

Một kiêng kỵ khi gác đòn dông cần chú ý tiếp theo chính là việc gác đòn dông chĩa hướng sang các kiến trúc và các nhà ở khu vực xung quanh.

Đó cũng là một trong các lý do tại sao khi nhiều gia chủ thực hiện lễ cất nóc thường bọc đòn dông bằng vải đỏ hoặc bịt kín bằng tấm thép để tránh các ảnh hưởng tiêu và trước khi tiến hành dựng đòn dông, gia chủ cũng cần thực hiện nghi lễ trang  trọng để ra mắt ông bà, tổ tiên và các thần linh.

Các lưu ý khác khi thực hiện dựng đòn dông

Việc gác đòn dông là nghi lễ quan trọng cũng như là dấu hiệu cho thấy kiến trúc của ngôi nhà đã dần hoàn thiện vì thế ngoài các kiêng kỵ khi gác đòn dông trên đây thì cần lưu ý:

  • Với nhà truyền thống thì đòn dông sẽ làm từ gỗ tự nhiên, thẳng thớm, trơn tru, không gồ ghề và phải lớn hơn đòn tay
  • Khi để đòn dông chuẩn bị thực hiện công trình thì tránh để bất kỳ ai bước qua và tốt nhất là nên treo lên.
  • Không dùng các thanh đòn dông được ghép nối
  • Sau khi thực hiện xong việc gác đòn dông thì nên treo thêm cây cung phía trên để tránh được việc chim chóc, côn trùng làm bẩn đòn dông
  • Khi làm lễ gác đòn dông thì người phụ nữ có thai, người đang có tang,… thì không được tham gia

kiêng kỵ khi gác đòn dông (3)Những thông tin trên đây cho bạn thấy rõ những kiêng kỵ khi gác đòn dông để bạn có thêm kiến thức phong thủy cần thiết để hoàn thiện ngôi nhà của mình và tránh cho gia chủ gặp phải bất trắc trong cuộc sống.