Hợp đồng BOO là gì? Cần lưu ý những gì về hợp đồng BOO?

BOO là một hình thức đầu tư không còn quá mới lạ đối với các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam. Hợp đồng BOO là gì và bạn đã biết những điều đầy đủ, chính xác nhất về BOO chưa? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Hợp đồng BOO là gì?

BOO là viết tắt của 3 từ tiếng Anh: Build – Own – Operate, nghĩa là xây dựng – sở hữu – kinh doanh. 

Hợp đồng BOO là gì? Hợp đồng BOO là hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp dự án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xây dựng, phát triển các dự án hay công trình hạ tầng. 

Hợp đồng BOO được ký kết trên đa dạng các lĩnh vực xây dựng: xây dựng đường sá( bao gồm đường bộ, đường hàng không, đường cao tốc, cầu vượt), cầu cống, xây dựng tòa nhà, bệnh viện, trường học… để sử dụng với mục đích công. 

Trong một khoảng thời gian nhất định, những dự án xây dựng đó sẽ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đầu tư. Lúc này, doanh nghiệp sẽ có quyền sử dụng công trình xây dựng đó vào mục đích của mình theo quy định của Pháp luật. 

hợp đồng BOO

Ví dụ một doanh nghiệp đầu tư vốn vào dự án xây đường cao tốc thì trong một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp đó được thu phí trên đoạn đường đã xây dựng. 

Vì hợp đồng BOO khá giống với hình thức tư nhân hóa hoàn toàn nên tại Việt Nam và một số quốc gia khác đã áp dụng quy định trao quyền thực hiện dự án BOO cho cơ quan đại diện nhà nước ký kết, nhằm hạn chế khả năng tư hữu vĩnh viễn của các doanh nghiệp thực hiện dự án công – tư này. 

Ví dụ, khi một hợp đồng BOO được ký kết tại Philippines, trước tiên Ủy ban hợp tác đầu tư ICC thuộc Cơ quan phát triển và Kinh Tế Quốc Dân NEDA khuyến nghị, sau đó phải được Tổng thống ra quyết định chấp thuận cuối cùng.

Hợp đồng BOO được ký kết và sử dụng khi nào? 

Khi Thủ tướng chính phủ – người có quyền lực tối cao trong việc quyết định những chủ trương về suất đầu tư các dự án đầu tư liên quan đến xây dựng và những dự án kinh doanh mang tính trụ cột quốc gia ra quyết định chấp thuận thì hợp đồng BOO chính thức được ký kết. 

Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ quan được phân công, cơ quan có chuyên môn về ngành nghề đầu tư là người trực tiếp cầm quyền quản lý các dự án đầu tư theo hình thức công – tư này. Đồng thời, các cơ quan nắm quyền trên đây cũng chính là người đại diện, người có thẩm quyền ký kết các hợp đồng xây dựng sau khi Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt. 

Những cơ quan này có thể ủy quyền ký kết cho các cơ quan nhỏ hơn trực thuỗ để đại diện ký kết và thi hành các nhiệm vụ trong hợp đồng BOO, tùy theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, điều kiện quản lý. 

Quá trình tiến hành một hợp đồng BOO

Trước khi phê duyệt hợp đồng BOO, nhà nước sẽ dựa trên các tiêu chí sau đây để quyết định có ký kết đầu tư với doanh nghiệp hay không 

hợp đồng BOO

Chọn lọc các doanh nghiệp

Nếu việc triển khai dự án BOO nhằm mục đích công thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thiết lập những tiêu chí sơ tuyển nhằm đảm bảo chắc chắn doanh nghiệp sẽ thực hiện được và thực hiện tốt sau khi ký kết hợp đồng. 

Nhà nước sẽ chọn lọc những doanh nghiệp có hồ sơ năng lực tốt và có tình hình tài chính tốt để thiết kế, xây dựng, đầu tư vốn và vận hành các dự án có chỉ tiêu yêu cầu đầu ra dự kiến 

Xem xét các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ

Nếu mục đích của dự án là cung cấp dịch vụ cho cộng đồng thì trong hợp đồng BOO sẽ có những quy định về đảm bảo các tiêu chuẩn xây dựng, dịch vụ khi được đưa vào sử dụng 

Bên tư vấn kỹ thuật của cơ quan Nhà nước thường sẽ đề xuất những tiêu chuẩn trên và soạn thảo rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng. Những nội dung này phải đảm bảo tính khách quan, định lượng được với các thủ tục và cơ chế đánh giá doanh nghiệp tuân thủ hay khôbg tuân thủ tiêu chuẩn. 

Nếu dự án chỉ mang tính thương mại thì sẽ không có quá nhiều những tiêu chuẩn này trong nội dung hợp đồng. 

Thanh toán hợp đồng BOO

Trường hợp doanh nghiệp dự án bán lại dịch vụ cho Chính phủ, hợp đồng BOO phải có quy định rõ ràng về các điều khoản của giao dịch và phương pháp điều chỉnh phí định kỳ theo lạm phát. 

Vấn đề toàn quyền và độc quyền

Về bản chất, việc nhượng quyền là việc cơ quan Nhà nước trao lại toàn quyền hay độc quyền cho doanh nghiệp dự án. Trong hợp đồng BOO sẽ có cam kết bên phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc Nhà nước không xây dựng những công trình bên cạnh mang tính cạnh tranh cao.

Nội dung của hợp đồng BOO 

Thông thường, một hợp đồng BOO sẽ bao gồm những nội dung chính dưới đây: 

  • Phần giới thiệu dự án 
  • Trao quyền thực hiện cho các doanh nghiệp dự án có trách nhiệm và nghĩa vụ làm theo các điều khoản của hợp đồng như thiết kế, xây dựng công trình, sở hữu và vận hành công trình….
  • Xây dựng công trình và vận hành dự án. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xét duyệt bản thiết kế của công trình. Sau khi được xét duyệt, bên doanh nghiệp có thể xây dựng và vận hành dự án 
  • Bảo hiểm: thường các doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình 
  • Quyền bán các sản phẩm từ dự án:  Các doanh nghiệp sau khi xây dựng và vận hành dự án có thể bán các sản phẩm từ dự án đó. 
  • Thay đổi về luật và các sự việc bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng: nếu có sự cố phát sinh thì doanh nghiệp sẽ được ưu đãi miễn thuế theo mô hình tài chính doanh nghiệp 
  • Thời hạn kết thúc hợp đồng: thời gian ký kết và trao đổi giữa hai bên lên đến 70 năm 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về hợp đồng BOO. Đương nhiên bạn nào muốn đi sâu vào loại hợp đồng này thì sẽ cần không ít thời gian để tìm hiểu thêm những vấn đề xoay quanh. Hy vọng bạn sẽ có cho mình những kiến thức hữu ích!