Các thông tin về cấu tạo sàn bê tông cốt thép trong xây dựng 

Cấu tạo sàn bê tông cốt thép trong các công trình xây dựng có ưu điểm nhiều hơn so với các sàn gỗ về độ bền, có tính ổn định cao hơn và phòng cháy được tốt hơn. hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về cầu tạo ấy để có thể nắm thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.

cấu tạo sàn bê tông cốt thép (2)

Cấu tạo chính của sàn bê tông cốt thép toàn khối

Sàn có bản kê 2 cạnh bê tông cốt thép

  • Sàn có cấu trúc bản kê hai cạnh thường là những loại sàn toàn khối được xem là đơn giản nhất. Là một tấm phẳng có độ dày từ 6 đến 10cm và chiều dài sẽ lớn hơn hoặc là bằng hai lần của chiều rộng.
  • Sàn loại này thường sẽ phải được gác vào trong tường không được ít hơn 12cm. Cấu tạo sàn bê tông cốt thép có bản kê 2 bên này thường có ưu điểm là tận dụng được các khoảng không gian, có phần mặt trần phẳng khá đẹp nhưng lại tốn khá nhiều thép cũng như là bê tông. Loại sàn này sẽ thường được dùng trong các khu hành lang của các khối vệ sinh hoặc là các phòng mà có những kích thước nhỏ và có khẩu độ không được vượt quá 3m.

Sàn sườn bê tông cốt thép

  • Sàn bản dầm cũng có cấu trúc tương tự như đối với sàn bản nhưng lại không gác trực tiếp lên trên tường và các hệ thống dầm chính, dầm phụ khác. Loại sàn này được áp dụng khi có khẩu độ phòng lớn hơn mức 3m
  • Sàn dày sườn cũng tương tự như sàn bản dầm ở trên nhưng các dầm phụ sẽ được đặt sít nhau hơn (khoảng từ 30 đến 70cm). Chiều cao của sườn có thể được tính sơ bộ lấy bằng 1/25 đến 1/30 chiều dài của sàn. Trường hợp này thì bản chỉ nên có độ dày là từ 3 đến 5cm..

cấu tạo sàn bê tông cốt thép (1)

Sàn Ô Cờ bê tông cốt thép

  • Sàn ô cờ trong cấu tạo sàn bê tông cốt thép kiểu bản kê gồm 4 cạnh: là một loại sàn sườn trong đó gồm có dầm chính và dầm phụ được lấy bằng nhau và tại chỗ gặp nhau của phần dầm ngang dọc chính là các cột để đỡ. Lưới của cột thường được dùng để tạo nên một mạng lưới hình ô vuông hay các ô chữ nhật gần bằng hình vuông với diện tích mỗi tường ô không được vượt quá 36m². Loại sàn này có một ưu điểm là sẽ tạo nên được một mặt trần rất đẹp, dễ dàng cho việc trang trí. Thường được áp dụng trong các không gian lớn và có thể dùng để bố trí cột như là tiền sảnh, các phòng khách sạn, trường học hay bệnh viện.
  • Sàn ô cờ kiểu cấu trúc lưới ô nhỏ: đây là một loại sườn của cấu trúc bê tông cốt thép  mà trong đó các sườn ngang dọc được lấy với độ cao bằng nhau, tạo thành một hệ thống lưới ô vuông từ có độ dài từ 80- 200cm. Chiều cao của các sườn sẽ được lấy bằng 1/30 / 1/35l (l ở đây được hiểu là khẩu độ lớn của những phòng hay các bước cột). Bản sàn chỉ được dày khoảng 5cm và cả các tấm sàn được tựa trực tiếp lên bốn tường hay là những gối tựa ở xung quanh. Loại sườn này chỉ được dùng khi căn phòng có hình thức yêu cầu là hình vuông hoặc là gần vuông, đặc biệt là có yêu cầu về tính mỹ quan cao.  Loại sàn này khi tiến hành thi công khá là phức tạp và tốn nhiều lượng cốp pha.
  • Chúng ta cũng có thể kết hợp được các kiểu sàn được kê bốn cạnh và sàn ô cờ để có thể phù hợp với những căn phòng có diện tích khá lớn. Bằng cách là tạo nên được một mạng lưới các cột ô vuông với mức khoảng cách giữa các cột là từ  6 đến 9m và từ cột bên này sang cột bên kia cần có các dầm để nối liền. Tuy nhiên loại sàn này cũng chỉ được nên áp dụng đối với các phòng như là tiền sảnh, không gian triển lãm hay các phòng bách bộ,…

Sàn không dầm

  • Đây là loại sàn chỉ gồm có cột và bản, còn lại là không có dầm. Bản của loại sàn của cấu tạo sàn bê tông cốt thép này thường sẽ có chiều dày được lấy bằng 1/35 / 1/40 khoảng cách của các cột (từ 15 đến 20cm). Chỗ phần sàn tựa lên ở đầu cột, ứng suất trong cục bộ sẽ rất lớn và rất có thể sẽ đâm thủng sàn. Để khắc phục được tình trạng này người ta thường sẽ tạo ra một cấu tạo mũ cột ở trên loe to theo một góc rộng 45 độ, rộng từ 0.2 đến  0.3 bước của một cột.
  • Loại sàn này thường có ưu điểm là có mặt trần sáng sủa, bằng phẳng và chịu được lực mạnh chấn động lên cũng như là có tải trọng lớn. Nhưng loại sàn này lại không có hiệu quả về kinh tế cao vì nó tốn rất nhiều vật liệu.

cấu tạo sàn bê tông cốt thép (3)

Mong rằng qua bài viết này bạn có thể hiểu được những loại sàn cơ bản trong cấu tạo sàn bê tông cốt thép. Từ đó tích lũy được cho mình những kinh nghiệm cần thiết để có thể áp dụng khi cần thiết nhé.