Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền

Trưng bày mâm ngũ quả trong mỗi dịp Tết đến đã là một phong tục quen thuộc từ ngàn đời xưa của người Việt. Vậy mâm ngũ quả là gì, cách bày mâm ngũ quả ngày tết cổ truyền như thế nào là đúng sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây.

cách bày mâm ngũ quả ngày tết cổ truyền (1)

Mâm ngũ quả là gì và ý nghĩa của nó

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây gồm có năm loại quả tùy thuộc vào từng vùng miền sẽ có những loại quả khác nhau. Các loại trái cây bày lên thể hiện mong muốn, ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi, màu sắc và ý nghĩa của chúng.

Mâm ngũ mang một ý nghĩa sâu sắc là dâng cúng tổ tiên tỏ lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành, đẹp đẻ, vạn sự bình an sẽ đến với gia đình.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền

Việt Nam có 3 miền: Bắc, Trung và Nam. Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau sẽ có những phong tục, tập quán khác nhau. Nên việc bày trí mâm ngũ quả cũng sẽ khác nhau, để phù hợp với quan niệm của vùng miền đó.

cách bày mâm ngũ quả ngày tết cổ truyền (4)

Mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền miền Bắc thường có 5 loại quả là: chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.

5 loại quả tương ứng với từng ý nghĩa trên mâm ngũ quả:

  • Chuối: với ý nghĩa che chở, bảo vệ, đùm bọc và gắn kết các thành viên trong gia đình.
  • Bưởi: với mong muốn một năm mới nhiều may mắn.
  • Đào: tượng trưng cho sự phát triển, thăng tiến.
  • Hồng, quýt: với màu sắc tươi sáng, mạnh mẽ, chúng thể hiện cho sự thành công, giàu có.

Sở dĩ, lựa chọn 5 loại quả này là vì ở miền Bắc, đa số mọi người đều bày biện theo quan niệm thuyết Ngũ hành tương ứng với 5 màu là kim (trắng), mộc (xanh), thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng).

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết cổ truyền miền Bắc Sẽ là để nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại.  Quả bưởi được đặt ở giữa, xung quanh sẽ bày các quả đào, hồng, quýt, những vị trí còn trống có sắp xếp các quả quất, táo xanh hoặc quả ớt chín đỏ xen kẽ nhau. Chuối được chọn để trưng bày, thông thường nên chọn loại chuối xanh để mâm ngũ quả trở nên đẹp hơn

Mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền miền Trung

Người miền Trung bày mâm ngũ quả ngày Tết thường rất đơn giản. Người miền Trung lựa chọn trái cây không câu nệ hình thức, theo tiêu chí mùa này có quả gì thì sẽ dâng cúng quả đó. Mâm ngũ quả miền Trung được trưng bày theo kiểu từng tầng. Ở dưới, người ta sẽ bày những quả to, rồi lần lượt xếp các quả nhỏ lên cao. Làm cho mâm ngũ quả trở nên đẹp mắt, thu hút hơn.

Mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền miền Nam

Với người miền Nam, năm loại quả đặc trưng thường thấy trên mâm ngũ quả mà người ta hay gọi nhanh là: cầu (mãng cầu), dừa, đủ (đu đủ), xoài, sung. Với ý nghĩa là “cầu sung vừa đủ xài” thể hiện ước muốn của mọi người trong một năm mới có một một cuộc sống sung túc vừa đủ, vẹn tròn.

Ý nghĩa của từng loại quả trên mâm ngũ quả miền Nam là:

  • Cầu: mong muốn, hy vọng cho một năm mới
  • Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu, vẹn tròn
  • Đu đủ: với ý nghĩa đủ đầy, mang đến sự hưng thịnh cho gia chủ.
  • Xoài: người miền Nam thường phát âm xoài thành “xài”, nên nó đem lại ý nghĩa cho một năm tiêu xài đầy đủ, không thiếu thốn.
  • Sung: là sung sướng, sung túc.

Để mâm ngũ quả được đẹp, bạn hãy chọn 3 loại quả to nhất là đu đủ, dừa, xoài lên phía trước. Sau đó, bày những quả còn lại lên trên để tạo thành hình ngọn tháp. Nên lựa chọn đu đủ xanh, có đốm vàng là đẹp nhất. Trong khi đó, xoài nên có màu vàng đẹp, mãng cầu có dáng đẹp.

Khác với miền Bắc, thì mâm ngũ quả miền Nam lại có sự chọn lọc và kiêng cữ. Người miền Nam không bao giờ trưng chuối trong ngày Tết, vì người miền Nam thường phát âm chuối là “chúi”, nên nó thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được, làm việc sẽ không phát triển.

Những lưu ý khi chọn mâm ngũ quả

Không rửa quả trước khi trưng bày

Một số người thường cho rằng rửa trái cây cẩn thận để quả bóng, đẹp khi bày biện chưng lên mâm, sẽ giúp mâm ngũ quả của mình trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm, việc rửa quả sẽ làm quả nhanh bị héo, thối rữa nếu có chỗ đọng nước.

Vì vậy, trước khi bày quả lên mâm chỉ cần dùng khăn giấy lau sạch trái cây là được. Với bưởi, bạn có thể hòa chút nước vôi, thấm vào khăn rồi lau đều lên vỏ để tránh tình trạng vỏ bị ố vàng, mốc xanh hoặc bị đọng nước.

cách bày mâm ngũ quả ngày tết cổ truyền (2)

Không lựa chọn quả chín

Nhiều gia đình thường mua sắm vật dụng, đồ Tết rất sớm, phổ biến nhất là từ ngày 25 – 28 Tết, thậm chí sớm hơn. Nhưng đối với mâm ngũ quả dùng để dâng lên bàn thờ vào đêm 30 Tết thường thì được mua trong ngày 30 hoặc 29.

Để trái cây tươi và có thể đơm lâu, thì bạn không nên chọn các quả đã chín, vì như vậy lá sẽ héo nhanh và vỏ nhũn mềm. Thay vào đó bạn nên lựa những quả chưa chín nhưng có màu tươi, đẹp để khi bày mâm ngũ quả, quả chín tới.

Qua những chia sẻ về cách bày mâm ngũ quả ngày tết cổ truyền và những lưu ý về việc chọn quả, hi vọng sẽ giúp bạn có một mâm ngũ quả đẹp mắt cho một mùa Tết sung túc, tròn đầy.