Các bậc chịu lửa của công trình mà chúng ta cần nên biết

Vấn đề về phòng cháy và chữa cháy hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm của các công trình xây dựng. Các thiết kế trong công tác phòng cháy và chữa cháy đối với những công trình xây dựng sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố về  bậc chịu lửa của công trình xây dựng đó mới là điều quan tâm bậc nhất. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về các bậc chịu lửa là gì của công trình nhé.

bậc chịu lửa của công trình (1)

Các bậc chịu lửa của công trình trong xây dựng được hiểu là gì?

Theo như quy định tại mục 1, mục 5 và 19 của  Quy chuẩn về kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về các nguyên tắc trong phân loại, phân cấp những công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng kỹ thuật của đô thị được do chính Bộ Xây dựng ban hành thì các bậc chịu lửa của công trình được quy định như sau: Bậc chịu lửa chính là một đặc trưng của việc chịu lửa của ngôi nhà hay công trình đó theo các tiêu chuẩn đã được xác định bằng những giới hạn của sự chịu lửa của kết cấu trong xây dựng.

Cách xác định được các bậc chịu lửa của các công trình trong xây dựng

Giới hạn của sự chịu lửa:

Về thời gian ( sẽ được tính bằng phút hoặc bằng giờ ) từ khi công trình bắt đầu thử thách chịu lửa theo như các chế độ nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện các trạng thái vượt quá giới hạn của kết cấu được biểu hiện như sau:

  • Mất đi khả năng chịu lực
  • Tính toàn vẹn của công trình bị mất đi
  • Mất đi khả năng cách nhiệt của công trình

Tuổi thọ của công trình xây dựng đó

Khả năng chịu nhiệt của các công trình xây dựng sẽ được đảm bảo bằng các tính chất cơ lý cùng với các tính chất khác đã được thiết lập trong những thiết kế và đảm bảo được điều kiện sử dụng công trình được bình thường trong suốt quá trình khai thác và vận hành.

Xác định được các bậc chịu lửa của công trình

Bạn có thể xác định được các bậc chịu lửa của công trình thông qua bảng dưới đây:

bậc chịu lửa của công trình (1)

Phương pháp khắc phục sự cố này bằng sơn chống cháy

Phương pháp sử dụng sơn chống cháy cho các công trình trong xây dựng đã ngày càng trở nên phổ biến tại rất nhiều các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây được xem là một giải pháp phòng chống cháy về mặt tổng thể rất tốt ở hiện nay. Khi chúng ta thực hiện phương pháp sơn chống cháy này thì sẽ có các ưu điểm như sau:

  • Giúp cho các bậc chịu lửa của công trình được tăng lên đáng kể và đồng thời còn kéo dài được thời gian vận hành và sử dụng của công trình.
  • Giảm đi phần lớn các chi phí dùng để vận hành và xây lắp về lâu về dài cho các chủ nhà đầu tư.
  • Kết cấu được đảm bảo khá ổn định, và an toàn.
  • Thời gian dùng để thi công phương pháp sử dụng sơn chống cháy này khá là nhanh
  • Chi phí phát sinh khi thực hiện việc thi công lại rất hợp lý
  • Các loại sơn chống cháy hiện nay hầu như đều không chiếm quá nhiều các không gian của những công trình xây dựng ( các màng sơn chống cháy trong các công trình xây dựng rất nhỏ và chỉ dao động từ 0,3mm đến trên 1mm).
  • Phương pháp sử dụng sơn chống cháy này còn tạo ra được tính thẩm mỹ rất cao
  • Phạm vi sử dụng của phương pháp sơn chống cháy này còn rất đa dạng và phong phú. Rất thích hợp để giúp chống cháy cho khá nhiều các bề mặt như: gỗ, sắt, thép hay bê tông,… tất cả đều còn tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng để chống cháy của các khách hàng mà sẽ chọn lựa ra được những loại sơn chống cháy nào cho phù hợp.

bậc chịu lửa của công trình (2)

Trên đây là tất cả những kiến thức và thông tin cần thiết về các bậc chịu lửa của công trình trong xây dựng mà bạn cần nên biết. Hy vọng rằng qua bài viết cùng những kiến thức nếu trên không chỉ sẽ giúp được cho các vị kiến trúc sư trẻ tuổi và tài năng trong tương lai, mà những quý độc giả cũng có thể tích lũy được cho mình những kiến thức vững chắc hơn. Đồng thời giúp ngăn chặn được tình trạng hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong các công trình xây dựng.